Dừa

Dừa thẳng dài đẹp mắt và hay được trồng làm đẹp công trình

Dừa có tên khoa học là Cocos nucifera, thuộc họ Cau – Arecaceae. Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos.

Đặc điểm hình thái: Dừa một loại cây gỗ lớn, thân đơn trục có thể cao tới 30 m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân. Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính). Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống dừa lùn lại là tự thụ phấn.

Đặc điểm sinh thái: Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.

Ứng dụng: Tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có giá trị sử dụng. Dừa còn là loại cây cho quả tương đối nhiều (tới 75 quả mỗi năm), vì thế nó có giá trị kinh tế đáng kể. Tên gọi của dừa trong Tiếng Phạn là kalpa vriksha, có thể dịch thành “cây đem lại mọi thứ cần thiết cho cuộc sống”; trong tiếng Mã Lai, dừa được gọi là pokok seribu guna tức là “cây có cả ngàn công dụng”.

Nước quả dừa xanh còn non được các nhà khoa học gọi là “nước khoáng thực vật” vì chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể và đường ở dạng dễ tiêu hóa, lượng Vitamin C đủ cho nhu cầu 1 ngày. Nước dừa có gần như toàn bộ dưỡng chất cần cho cơ thể, nhiều Vitamin nhóm B và chất khoáng. Hàm lượng Kali và Magie trong nước dừa tương tự như dịch tế bào của người nên nó thường được dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy, thậm chí làm dịch truyền. Trẻ bị tiêu chảy được khuyến khích uống nước dừa pha muối. Nước dừa làm đẹp da, đen mượt tóc. Nhân dừa non chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm ruột kết. Polysacharit của nước dừa kích thích miễn dịch đối với bệnh lao phổi. Theo Đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam.

Dừa thường thấy trong vườn nhà dân

 

Luxury Garden