Linh hồn thành phố hồi sinh cùng những dòng sông

Khi công nghệ cuộc sống và cơ sở hạ tầng được cải thiện, vai trò của dòng sông trong thành phố dường như ngày càng trở nên ít quan trọng và bị lãng quên. Tuy nhiên, các thành phố dưới đây đã thiết lập lại mối liên kết giữa cuộc sống với dòng sông trong thành phố khiến con người hòa nhập với thiên nhiên.

Con người chú ý đến hàn gắn giữa cuộc sống và thiên nhiên

Chúng ta đang sống trong thời đại mà lần đầu tiên người ta để tâm tới mối quan hệ giữa thiên nhiên và thành phố kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra một sự thay đổi hoàn toàn và khiến con người lãng quên vai trò của thiên nhiên. Các kiến trúc sư, nhà quy hoạch đô thị, thiết kế cảnh quan, nghệ sỹ, chính trị gia cùng cộng đồng xã hội đang liên kết với nhau để tìm cách giải quyết, tái tạo và đưa thiên nhiên hòa nhập vào cảnh quan đô thị thông qua những dòng sông bị lãng quên tại thành phố của họ.

Một số tổ chức đang cố gắng dọn dẹp cơ sở hạ tầng và tái khám phá di sản tại những khu công nghiệp ven sông bị bỏ hoang nhằm giới thiệu lại bản chất và nâng cao chất lượng cuộc sống những khu vực xung quanh. Một số khác đang cố gắng “nâng tầm” vai trò của những dòng sông – tư duy về một mối quan hệ tương lai bền vững với những dòng sông do tác động của biến đổi khí hậu hiện nay.

Những thành phố được đề cập dưới đây đã thành công trong việc dùng dòng sông chảy qua nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và làm sống lại mối liên kết thiên nhiên giữa con sông và trung tâm thành phố.

Seoul- Hàn Quốc- Dự án sông Cheonggyecheon do SeoAhn Total Landscape thực hiện- 2005

Trước khi trở thành nơi tụ họp đông đúc cộng đồng cho người dân Seul vào năm 2005, dòng sông Cheongycheon bao phủ bởi nước thải và bị ô nhiễm nặng nề do cơ sở hạ tầng xây dựng xung quanh. Việc tái phát triển hơn 11 km của dòng sông và phá dỡ những cơ sở hạ tầng xung quanh không chỉ cho phép phát huy chức năng của con sông mà còn để thiết lập lại mối quan hệ giữa người dân và con sông.

Dự án đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt đô thị và biến nó trở thành một thành phố đi bộ thân thiện với một loạt những hoạt động sống động bên dòng sông. Dự án được thiết kế nhằm giải quyết vấn đề lượng nước vào mùa mưa cũng như những mùa còn lại trong năm và được xem là biểu tượng của sự thống nhất trong tương lai của hai miền Triều Tiên.

Dự án tái tạo sông Ljubljanica- Slovenia, thực hiện bởi BB ARHITEKTI, Atelier ARHITEKTI, Urbi, Atelje Vozlič, Dans ARHITEKTI, Trije ARHITEKTI và Boris Podrecca – 2011

Vào đầu thế kỷ 20, bờ đê của sông Ljubljanica bắt đầu bị mục nát do cơ sở hạ tầng và các khu vực xây dựng bãi đỗ xe bị xuống cấp. Con sông chảy qua trực tiếp trung tâm thành phố và những hạ tầng xung quanh bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực tới sức sống của dòng sông.

Dự án tái tạo sông Ljubljanica

Nhận thấy nguy cơ đô thị thiếu thốn cơ sở hạ tầng do chất lượng xây dựng trước đó thấp và người dân không thể tiếp cận dòng sông, hội đồng thành phố đã quyết định đầu tư 20 triệu Euro trong việc tái phát triển một phần trung tâm của dòng sông Ljubljanica và tái tạo những lợi ích của dòng sông với chất lượng thành phố mà đã bị quên lãng. Kết quả là trung tâm thành phố hồi sinh, không gian công cộng được mở rộng nhờ dòng sông và đảo ngược xu hướng đô thị hóa phá hoại những giá trị tự nhiên mà con sông mang lại cho thành phố.

Dự án RIO Madrid của West 8- Madrid- Tây Ban Nha- 2011

Trước khi hoàn thành dự án của West 8 năm 2011, dòng sông Manzanares được bao phủ phía hai bên bờ bằng đường cao tốc. Việc tiếp cận dòng sông này là không thể và những giá trị cảnh quan và giải trí của con sông đã bị chôn vùi bởi lợi ích đi lại của những chiếc ô tô. Dự án RIO  Madrid đã đưa ra những biện pháp kiên quyết nhằm đưa dòng sông trở lại hòa nhập thành phố.

Khôi phục những giá trị cảnh quan và giải trí của con sông

Dự án trị giá 280 triệu Euro này chôn vùi các đường cao tốc và tạo ra một chuỗi các không gian công cộng, công viên và cầu đi bộ nhằm tạo ra một diện mạo mới cho dòng sông và liên kết nó với thành phố. Dự án đã được chứng minh thành công trong việc tăng chất lượng cuộc sống ở tất cả những khu vực xung quanh và trở thành một điểm không gian công cộng thu hút rất tất cả mọi ngưởi tại thủ đô Madrid.

Sự chuyển đổi hai bên bờ sông Seine – “Tầng thấp sát mặt nước”- Paris- Pháp

Paris là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới và dọc theo bờ sông Seine là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận và bảo vệ. Bên bờ sông Seine trong những năm 60 là hành lang độc quyền dành riêng cho ô tô. Phải đến tận năm 2001, chính quyền thành phố mới quyết định đem tới cho người dân Paris sự tiếp cận tạm thời dòng sông Seine thông qua những hoạt động phát triển bê bờ sông và những người dân sống xung quanh đó.

chuyển đổi cảnh quan hai bên bờ sông Seine

Sáng kiến này được gọi là ‘bãi biển Paris’, gồm các hoạt động đóng cửa các làn xe chạy dọc con sông và biến đổi chúng thành những không gian công cộng thiết yếu trong vòng một tháng. Sự thành công của dự án hằng năm đã thúc đẩy phe đối lập và trong năm 2012 thành phố đã đóng cửa phần lớn những tuyến đường chuyên dụng cho xe ô tô trên hai bên bờ dòng sông và xây dựng chúng thành những không gian công cộng thường trực, giúp thay đổi mối liên kết của người dân Paris khi tới dòng sông và tăng cường giá trị di sản thế giới của thành phố này.

Tần Hoàng Đảo- Hà Bắc- Trung Quốc, sông Tanghe, Công viên Red Ribbon (Công viên Sợi nơ đỏ) bởi Turenscape Park- 2008

Khác với những dự án trên, trong dự này, hai bên bờ sông không phải biến đổi từ những phát triển công nghiệp trong lịch sử, thay vào đó hạn chế sự phát triển đô thị hóa nhanh chóng và tạo ra sức sống mới cho hai bên bờ sông với rất ít sự can thiệp. Công viên Red Ribbon chỉ được thực hiện khi nhu cầu về không gian công cộng ngày càng tăng và phát triển đô thị bị xâm phạm.

Cải tạo không gian cảnh quan cho công viên Red Ribbon

Trước khi chuyển đổi thành công viên, hai bờ dòng sông cảnh sắc thiên nhiên rất phong phú, tuy nhiên không thể tiếp cận và rất nguy hiểm để diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí do nơi đây là bãi chứa rác của bãi biển thị trấn lân cận và các khu nhà ổ chuột tạm bợ xây dựng không an toàn.

Yếu tố thiết kế chính là một lối đi như dải ruy băng đỏ chạy toàn bộ công viên. Nó được dựng lên, kết hợp ánh sáng, bàn ghế, lối đi nhằm giữ gìn môi trường sống tự nhiên mà vẫn có thể tạo ra các hoạt động giải trí.

Bây giờ xung quanh công viên này có nhiều người sống

Kể từ khi hoàn thành vào năm 2008, việc chuyển đổi đã khiến những khu vực xung quanh công viên trở nên đông đúc dân cư nhằm duy trì chất lượng của môi trường tự nhiên. Công viên Red Ribbon vừa giúp thỏa mãn nhu cầu thiên nhiên của người dân cũng như tạo ra một địa điểm trẻ em có thể tương tác với thiên nhiên một cách an toàn.

Land Archs