Huyết Dụ
Cây Huyết Dụ có tên khoa học là Folium Cordyline, thường được gọi là Phật Dụ, Thiết Thụ, Chổng Đeng (Tày), Co Trướng Lậu (Thái), Quyền Diên Ái (Dao). Có hai loại Cây Huyết Dụ, loại lá đỏ cả hai mặt và một mặt đỏ, một mặt xanh.
Đặc điểm hình thái: Cây Huyết Dụ có thân mảnh, mọc thẳng hay hơi uốn cong, cao tới 2-3 m, đường kính 1-2 cm, rất ít khi phân nhánh. Lá của cây xếp 2 dãy, hình lưỡi kiếm, đầu nhọn, gốc thót lại thành cuống có rãnh. Phiến lá mỏng, màu xanh, màu đỏ hoặc màu tím nhạt, nhẵn, bóng nổi rõ các gân mảnh. Lá dài khoảng 30-60 cm, rộng từ 5-10 cm. Cụm hoa dạng chùy, dài tới 40 cm, rộng 20 cm.
Đặc điểm sinh thái: Huyết Dụ chịu bóng tốt, ưa ẩm, ánh sáng và nước ảnh hưởng tới màu sắc của lá. Cây dễ trồng bằng các đoạn thân hay chồi gốc.
Ứng dụng cảnh quan và công dụng: Cây có thân lá độc đáo, màu sắc bắt mắt mang cảm hứng thiên nhiên đầy màu sắc. Vì vậy, Huyết Dụ là loại cây cảnh được thị trường trong nước khá ưa chuộng.
Theo đông y, huyết dụ vị nhạt, tính mát, tác dụng làm mát máu, bổ huyết, cầm máu lại vừa làm tan máu ứ, giảm đau phong thấp nhức xương trị rong kinh, xích bạch đới, kiết lỵ, lậu, sốt xuất huyết, thổ huyết, ho ra máu, tiểu tiện ra máu.
Luxury Garden