3 khu vườn nổi tiếng của Trung Quốc giai đoạn thế kỷ 18

Trung Quốc vốn là một quốc gia có truyền thống lâu đời trong công tác thiết kế cảnh quan sân vườn. Những khu vườn của họ bắt xuất hiện từ thời kì Trung Cổ, thời điểm đó nguyên tắc thiết kế những khu vườn của của họ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các nguyên lý từ Đạo giáo, Khổng giáo và Phật giáo. Những nguyên tắc này không tách rời mà hòa quyện dựa trên một điểm chung là tôn trọng tự nhiên.

Ảnh hưởng của quy tắc thiết kế vườn Trung Quốc không chỉ tạo ra làn sóng tác động mạnh mẽ tới những phong cách thiết kế sân vườn ở đất nước khác thời kỳ đó. Mà đến thế kỷ 18 sự ảnh hưởng đó còn lan rộng sang cả phương Tây. Dưới triều đại vua Càn Long, những học giả Châu Âu thời kỳ đó kể lại sự ấn tượng của họ về vẻ đẹp “bất quy tắc” và mang tính ngẫu hứng trong mỗi khu vườn.

Thời điểm đó có ba khu vườn có thể coi là nổi bật nhất, thể hiện rõ sự giàu có và phồn thịnh của triều đại nhà Thanh. Chúng ta cùng nhau điểm qua và ngắm nhìn nét đẹp của chúng ngay dưới đây.

1. Viên Minh Viên, Bắc Kinh

Viên Minh Viên là một khu vườn được chính vua Khang Hi thiết kế, sau được cháu trai của ông là vua Càn Long phát triển thêm. Viên Minh Viên rộng 283ha, 1/3 diện tích là nước và có nhiều điểm tương đồng với khu vườn Versailles của Ý. Tương tự như Versailles là cung điện hoàng gia dưới thời kì Louise XIV, vua Càn Long đã chọn khu vườn lớn và thiết kế công viên này thành nơi đặt chính quyền của mình.

viên minh viên-thiết kế sân vườn

thi công sân vườn-vườn minh viên

Di tích Viên Minh Viên

Viên Minh Viên bao gồm ba khu vườn liên kết với nhau. Thông qua nạo vét và lấp đầy khu vực bằng phẳng để tái hiện địa hình và cảnh sông nước của ba khu vực địa lý của Trung Quốc là: Cao nguyên ở tây bắc, các đồng bằng rộng lớn, vùng duyên hải ở đông nam. Vua Càn Long chọn ra 40 cảnh đẹp nhất khu vườn và yêu cầu các họa sĩ hoàng cung vẽ lại 40 cảnh này. Hiện nay tập tranh này được trang trí ở bảo tàng tại Paris.

Càn Long rất thích vườn và có niềm hứng thú đặc biệt với các phong cách vườn nước ngoài nên ông đã yêu cầu các tu sĩ trong hoàng cung xây dựng một khu vườn Châu Âu ngay trong Viên Minh Viên. Mỗi không gian trong khu vườn đều có đặc điểm riêng ở cả mặt kiến trúc và cảnh quan như những bức tượng, đài phun nước và một chiếc đồng hồ có thể chỉ giờ bằng cách phun nước ra từ miệng của mười hai con thú khác nhau. Tiếc rằng kéo theo sự sụp đổ của nhà Thanh, Viên Minh Viên đã bị tàn phá nặng nề bây giờ chỉ còn lại di tích.

2. Di Hòa Viên, Bắc Kinh

Năm 1680, vua Khang Hi bắt đầu khôi phục những khu vườn mà ngày nay gọi là Vạn Thọ Sơn. Tới thời kì vua Càn Long công việc này lại được tiếp tục. Phía bắc Vạn Thọ Sơn, nhà vua đã cho tái hiện lại cảnh tượng đường phố chốn thành thị, mô phỏng một khu buôn bán ở Tô Châu. Sau cung điện hoàng gia, về phía đông, là một khu vườn trong vườn tái hiện một khu vườn nổi tiếng ở Tô Châu.

Càn Long cho đào hồ Côn Minh để mừng thọ 60 tuổi của thái hậu vào năm 1754. Khu vườn này được đặt tên là Di Hòa Viên vào thế kỷ 19 và mang một biệt danh vô cùng nổi bật “Cung điện mùa hè”.

vườn di hòa-thiet ke san vuon

thi công cảnh quan sân vườn

Cung điện mùa hè Di Hòa Viên

Di Hòa Viên có một gian phòng trưng bày, dài hơn 800m, bao bọc rìa phía bắc của hồ Côn Minh. Những cảnh sơn thủy và mô típ hình họa được trang trí ở các dầm ngang của gian phòng, tất cả gồm có 273 ô.
Những cây cầu như ở trong tranh vẽ, nổi tiếng nhất có thể kể đến Ngọc Đới Kiều và Thập Thất Không Kiều (cầu mười bảy nhịp), nối những con đường đắp nổi trên mặt nước lại với nhau.

Khu vườn đã bị phá hủy một phần trong cuộc chiến thuốc phiện vào thế kỷ 19. Từ đó đến nay, nơi này đang được phục dựng.

3. Võng Sư Viên. Tô Châu

Tô Châu là trung tâm của học vấn và sự sáng tạo trong giai đoạn nhà Minh. Người ta nói “Ở Tô Châu mỗi người đều là học giả và thư pháp”.Khắp thành phố có tường bao vây quanh này là những cây cầu đẹp như tranh vẽ. Tới thời kì nhà Thanh, Tô Châu vẫn được coi như là một trung tâm văn hóa. Võng Sư Viên là một ví dụ tiêu biểu cho phong trào “ Khu vườn học giả” được xây và sửa đổi vào thế kỷ 18.

Võng Sư Viên được xây dựng vào những năm 1140 và được phục dựng vào năm 1770. Chủ nhân của khu vườn vào thời kỳ này vốn là một vị quan về hưu đã lấy hồ nước làm trung tâm và xây dựng thêm những công trình mới trên nền các công trình cũ.

vườn hoa sắt-võng sư viên

thiết kế cảnh quan sân vườn

Vườn học giả-Võng Sư Viên

Khu vườn có diện tích 0,4ha có nhiều các khoảng sân nhỏ và kết nối với nhau bằng các chòi nghỉ chân, mỗi khu vực đều mang đặc điểm và bố cực riêng. Ảo giác về không gian được xây dựng bằng cách ẩn đi và đóng khung các góc nhìn dọc theo lối đi vòng cung xung quanh hồ.

Để tạo sự thi vị, chủ nhân của khu vườn còn đặt tên cho các mỗi không gian riêng trong vườn như Vô Tích Đình nằm ẩn sau một gian phòng phía trước hồ. Nguyệt Đáo Phong Lai Đình thì nằm ở rìa phía tây của hồ. Công trình tuyệt đẹp với phần mái cong vút, những tấm gương được đặt sẽ phản chiếu mặt nước hồ, tất cả điều đó thu hút mọi sự chú ý của khách tham quan khu vườn.

Ba khu vườn trên chính là những khu vườn nổi bật nhất Trung Quốc giai đoạn thế kỷ 18. Không đơn thuần chỉ là những khu vườn, ba công trình còn nêu bật được sự ảnh hưởng sâu sắc của sân vườn Trung Quốc tới những nguyên tắc thiết kế sân vườn của các quốc gia khác trên thế giới.